Bước tới nội dung

Kẽm phosphat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kẽm phosphat
Mẫu kẽm phosphat
Danh pháp IUPACZinc phosphate
Tên khácKẽm(II) phosphat
Kẽm phosphat(V)
Kẽm(II) phosphat(V)
Nhận dạng
Số CAS7779-90-0
PubChem24519
Số RTECSTD0590000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Zn+2].[Zn+2].[Zn+2].[O-]P([O-])(=O)[O-].[O-]P([O-])([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1/2H3O4P.3Zn/c2*1-5(2,3)4;;;/h2*(H3,1,2,3,4);;;/q;;3*+2/p-6
UNII1E2MCT2M62
Thuộc tính
Công thức phân tửZn3(PO4)2
Khối lượng mol386,1126 g/mol (khan)
458,17372 g/mol (4 nước)
Bề ngoàitinh thể trắng
Khối lượng riêng3,998 g/cm³
Điểm nóng chảy 900 °C (1.170 K; 1.650 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với hydrazin, urê
MagSus-141,0·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,595
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
2
0
 
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácKẽm asenat
Kẽm stibat
Cation khácCadmi(II) phosphat
Thủy ngân(II) phosphat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kẽm phosphat (công thức hóa học: Zn3(PO4)2) là một hợp chất vô cơ được sử dụng làm lớp phủ chống ăn mòn trên bề mặt kim loại hoặc là một phần của quá trình mạ điện hoặc được sử dụng như một chất nhuộm màu sơn lót. Năm 2006, nó đã trở thành chất ức chế ăn mòn được sử dụng phổ biến nhất[1].

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dạng tự nhiên của kẽm phosphat bao gồm các khoáng vật hopeitparahopeit, Zn3(PO4)2·4H2O. Khoáng chất tương tự là tarbuttit, Zn2PO4OH – chứa muối kiềm của kẽm phosphat. Cả hai đều được biết đến từ các vùng oxy hóa của các lớp quặng Zn và được hình thành qua quá trình oxy hóa sphalerit bởi sự có mặt của các dung dịch giàu phosphat. Dạng khan chưa được tìm thấy trong tự nhiên.

Ứng dụng và điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Kẽm phosphat được hình thành từ xi măng kẽm phosphat và được sử dụng trong nha khoa. Kẽm phosphat xi măng nha khoa là một trong những loại xi măng cũ nhất và được sử dụng rộng rãi và thường được dùng để tráng vĩnh viễn kim loại và zirconi(IV) oxit[2][3][4][5][6][7] phục hồi và làm cơ sở cho phục hồi nha khoa. Xi măng kẽm phosphat được sử dụng để kết hợp các lớp lót, thân răng, cầu, dụng cụ chỉnh hình và đôi khi là phục hồi tạm thời.

Nó được điều chế bằng cách trộn bột kẽm oxitmagie oxit với một chất lỏng bao gồm axit photphoric, nướcdung dịch đệm.

Ngoài ra có thể cho kẽm sunfat phản ứng với natri biphosphat:

Đây là loại xi măng tiêu chuẩn để đánh giá. Nó có lịch sử lâu nhất về sử dụng trong nha khoa. Nó vẫn thường được sử dụng; tuy nhiên, các loại xi măng ionomer cải tiến được thuận tiện hơn và mạnh mẽ hơn khi sử dụng trong môi trường nha khoa.

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Zn3(PO4)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Zn3(PO4)2·3N2H4·3H2O là chất rắn màu trắng.[8]

Zn3(PO4)2 có thể tác dụng với CO(NH2)2 ở 85 °C (185 °F; 358 K), tạo ra Zn3(PO4)2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu trắng.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kalendov´a, A.; Kalenda, P.; Vesel´y, D. (2006). “Comparison of the efficiency of inorganic nonmetal pigments with zinc powder in anticorrosion paints”. Progress in Organic Coatings (bằng tiếng Tiếng Anh). Elsevier. 57: 1–10. doi:10.1016/j.porgcoat.2006.05.015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Raab D: Befestigung von Zirkonoxidkeramiken. DENTALZEIZUNG 2007: 6; 32-34. http://www.zwp-online.info/archiv/pub/pim/dz/2007/dz0607/dz607_032_034_hoffmann.pdf Lưu trữ 2016-08-15 tại Wayback Machine
  3. ^ Raab D: Befestigung von Vollkeramiken aus Zirkonoxid. ZAHNARZT WIRTSCHAFT PRAXIS 2007: 12; 98–101. http://www.zwp-online.info/archiv/pub/gim/zwp/2007/zwp1207/zwp1207_098_101_hoffmann.pdf Lưu trữ 2016-08-15 tại Wayback Machine
  4. ^ Raab D: Fixation of all ceramic restorations – the advantages of cementation. DENTAL INC 2008: March / April 50–53.
  5. ^ Raab D: Befestigung von Zirkonoxidkeramiken. ZAHN PRAX 2008: 11; 16-19.
  6. ^ Raab D: Fixation of full ceramic restorations – the advantages of cementation. 全瓷修复的粘接 — 水门汀的优势. DENTAL INC Chinese Edition 2008: Sonderdruck.
  7. ^ Raab D: Konventionelle Befestigung von Vollkeramikrestaurationen. ZAHN PRAX 2009: 12; 84–86.
  8. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 32,Số phát hành 7-12 (Chemical Society, 1987), trang 974 – [1]. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ Infrared spectroscopic interpretations on the reaction products resulted from the interaction between Co(II), Cu(II), Fe(III), Mn(II), Ni(II) and Zn(II) phosphate salts with urea at 85 °C. Truy cập 22 tháng 1 năm 2021.