Bước tới nội dung

Sebastian Kurz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sebastian Kurz
Thủ tướng Áo thứ 25 và 28
Nhiệm kỳ
2 tháng 1 năm 2020 –
4 năm, 305 ngày
Tổng thốngAlexander Van der Bellen
Tiền nhiệmBrigitte Bierlein
Nhiệm kỳ
20 tháng 12 năm 2017 – 1 tháng 6 năm 2019
1 năm, 163 ngày
Tổng thốngAlexander Van der Bellen
Tiền nhiệmChristian Kern
Kế nhiệmHartwig Löger
Chủ tịch Đảng Nhân dân Áo
Nhậm chức
1 tháng 7 năm 2017
7 năm, 124 ngày
Quyền: 15 tháng 5 năm 2017 – 1 tháng 7 2017
Tiền nhiệmReinhold Mitterlehner
Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu
Nhiệm kỳ
1 tháng 1 năm 2017 – 18 tháng 12 năm 2017
351 ngày
Thủ tướngWerner Faymann
Christian Kern
Tiền nhiệmFrank-Walter Steinmeier
Kế nhiệmKarin Kneissl
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo
Nhiệm kỳ
[[1 6 tháng 6]] năm 2015 – 6 tháng 10 năm 2017
2 năm, 122 ngày
Tiền nhiệmMichael Spindelegger
Kế nhiệmKarin Kneissl
Quốc vụ khanh Hội nhập
Nhiệm kỳ
21 tháng 4 năm 2011 – 16 tháng 12 năm 2013
2 năm, 239 ngày
Tiền nhiệmThiết lập chức vụ
Kế nhiệmSáp nhập vào Bộ Ngoại giao
Thông tin cá nhân
Sinh27 tháng 8, 1986 (38 tuổi)
Viên, Áo
Đảng chính trịĐảng Nhân dân Áo
Alma materĐại học Viên
Biệt danh"The Whiz Kid"[1]

Sebastian Kurz (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1986) là một chính trị gia người Áo, đương kim chủ tịch Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) và là thủ tướng Áo thứ 25. Từ năm 2011 tới 2017 ông là chủ tịch đoàn thanh niên ÖVP và từ năm 2016 là chủ tịch trường chính trị ÖVP.

Ông từng giữ chức vụ Quốc vụ khanh Hội nhập của Bộ Nội vụ Liên bang Áo. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo. Ngày 16 tháng 12 năm 2013, Sebastian Kurz chính thức trở thành Ngoại trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nền Đệ nhị cộng hòa của Áo và là vị ngoại trưởng trẻ nhất Liên minh châu Âu.[2][3] Ngày 15 tháng 10 năm 2017, Đảng Nhân dân Áo của ông dẫn đầu với 31,4% số phiếu bầu. Ngày 18/12/2017 Kurz nhậm chức và trở thành Thủ tướng Áo trẻ tuổi nhất.[4][5]

Bê bối của Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache khiến liên minh cầm quyền tan vỡ và Kurz đã bị phế truất bởi Hội đồng Quốc gia thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 27 tháng 5 năm 2019.[6][7][8][9] Ông đã chính thức bị miễn nhiệm từ thông báo của văn phòng Tổng thống Alexander Van der Bellen và bị thay thế bởi Hartwig Löger vào ngày hôm sau.[10]

Trong cuộc bầu cử Hội đồng Quốc gia tại Áo năm 2019, Kurz lại ra tranh cử như là ứng cử viên hàng đầu cho đảng mình và đảng ông đã đạt được nhiều phiếu nhất. Sau đó, ông lãnh đạo các cuộc đàm phán liên minh với đảng Xanh, kết thúc thành công vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.[11][12] Chính phủ liên bang Kurz II, một chính phủ liên minh bao gồm ÖVP và GRÜNE, đã tuyên thệ vào ngày 7 tháng 1 năm 2020.[13]

Thời niên thiếu và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Kurz sinh ra ở Viên, thủ đô nước Áo và lớn lên ở quận Meidling và hiện nay vẫn sống ở quận này. Ông nhập học Bundesgymnasium und Bundesrealgymnasium Erlgasse[14] vào năm 1996 và sau kì thi tốt nghiệp vào năm 2004 Kurz đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Vào năm 2011, sau ít nhất 7 năm học mà không lấy được bằng cấp, ông đã quyết định dừng việc học ngành luật của mình tại Đại học Viên để theo đuổi sự nghiệp chính trị.[15]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sebastian Kurz là đoàn viên Đoàn Thanh thiếu niên thuộc Đảng Nhân dân Áo từ năm 2003 (17 tuổi).[16] Năm 2009 (23 tuổi), ông được bầu làm Chủ tịch đoàn với 99% số phiếu tán thành và tiếp tục giữ cương vị này với 100% phiếu tán thành vào năm 2012 (26 tuổi).[17] Cũng từ năm 2009, ông làm Phó Chủ tịch Đảng nhân dân ÁoViên. Từ năm 2010 đến năm 2011, ông là thành viên Hội đồng Thành phố Viên.

Sebastian Kurz, tháng 9 năm 2017

Tháng 4 năm 2011, trong thời gian diễn ra cuộc cải tổ nội các thì Kurz được chỉ định làm Quốc vụ khanh Hội nhập (thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Áo); sự kiện này khơi mào một số chỉ trích.[18][19] Tuy nhiên một năm sau thì truyền thông đã dành những đánh giá tích cực hơn cho ông.[20][21] Trong cuộc bầu cử Quốc hội Áo 2013, ông giành được nhiều phiếu trực tiếp nhất từ cử tri so với các chính trị gia khác.[2] Từ 16 tháng 12 năm 2013, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo, trong đó phụ trách thêm mảng hội nhập xã hội theo yêu cầu của ông.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Sebastian Kurz có mẹ là giáo viên, còn cha là kĩ sư.[22] Ông sinh ra và hiện vẫn sinh sống tại quận Meidling, thành phố Viên.[23] Năm 2004, ông tốt nghiệp trung học. Bản thân ông từng phát biểu rằng mối quan tâm của ông là vấn đề hội nhập xã hội của dân nhập cư. Phân nửa học sinh cùng lớp học của ông có cha hay mẹ người ngoại quốc.[24] Giai đoạn 2004-2005, ông thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội Áo. Sau đó, ông ghi danh khoa Luật của Đại học Viên,[25] đến học kỳ thứ 13 (năm 2011) thì ông trở thành Quốc vụ khanh Hội nhập.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) đánh giá Kurz trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới thủ đô Berlin của Đức là "rất hùng biện", "súc tích" và "không ngần ngại đối đáp".[26]
  • Vào tháng 12 năm 2014, Thông tấn xã Đức (DPA) nhận xét Kurz là một trong "bảy người chiến thắng trên sân khấu chính trị thế giới 2014".[27]
  • Anna von Bayern viết trong tuần báo "Focus" rằng, người ta nhận thấy là Bộ Ngoại giao Áo đã tự tin hơn, và Kurz làm cho nó lại trở nên quan trọng hơn. Viên trở thành một nơi đối thoại, đầu tiên với hội nghị thượng đỉnh Ucraina vào năm 2014, sau đó là đàm phán về thỏa thuận hạt nhân với Iran. Các cuộc đàm phán Syria bắt đầu ở Vien vào mùa thu năm 2015.[28]
  • Năm 2017, Tạp chí Time liệt kê Kurz là một trong 10 "nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo". "Chính khách kiểu mới" đã tìm ra một con đường mới để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn. "Con đường thực dụng" có tác dụng và được các chính trị gia châu Âu khác đi theo.[29]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Meet the 31-year-old conservative poised to become Austria's new chancellor”. Vox. ngày 16 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ a b Michael Shields (ngày 17 tháng 12 năm 2013). “Kurz, 27, puts fresh face on Austrian foreign policy”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013. But the appointment of the youngest Austrian minister in the history of the second republic, established after World War II, drew opposition fire.
  3. ^ “Austria swears in EU's youngest foreign minister Sebastian Kurz”. BBC News. ngày 16 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013. Europe's youngest foreign minister has taken office, after Austria swore in its new coalition government.
  4. ^ “Áo sẽ có tân thủ tướng trẻ nhất châu Âu”.
  5. ^ "So viel Show und so wenig Substanz".
  6. ^ “Kabinett Kurz verliert Misstrauensabstimmung”. orf.at (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ “Nationalrat spricht gesamter Bundesregierung das Misstrauen aus”. www.parlament.gv.at (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “Sebastian Kurz, Austrian Leader, Is Ousted in No-Confidence Vote”. www.nytimes.com. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ 27 tháng 5 năm 2019/austria-s-kurz-faces-ouster-as-nationalists-back-no-confidence “Austrian Chancellor Kurz Ousted After Nationalists Turn on Him” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). www.bloomberg.com. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ “Löger nun Interimskanzler”. orf.at (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ ORF at red (ngày 1 tháng 1 năm 2020). “Neue Regierung: Kurz und Kogler präsentierten Einigung” (bằng tiếng Đức).
  12. ^ ORF at/Agenturen red (ngày 2 tháng 1 năm 2020). “ÖVP – Grüne: Das steht im Regierungsprogramm” (bằng tiếng Đức).
  13. ^ “AVISO: Ernennung und Angelobung der Bundesregierung - Akkreditierung” (bằng tiếng Đức).
  14. ^ “GRG XII Erlgasse - Gymnasium und Realgymnasium, Erlgasse 32-34, 1120 Wien”. erlgasse.at. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2017.
  15. ^ "New(ish) faces at the FAC", European Voice, ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  16. ^ “JVP”. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2011.
  17. ^ “OTS0063 vom 14. April 2012”. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  18. ^ Oliver Pink (ngày 22 tháng 4 năm 2011). “Gerechtigkeit für Sebastian Kurz”. Die Presse. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  19. ^ Peter Michael Linges (ngày 16 tháng 7 năm 2011). “Kurz kann´s”. Profil. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
  20. ^ Oliver Pink (ngày 6 tháng 4 năm 2012). “Der unterschätzte Staatssekretär”. Die Presse. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  21. ^ Gerald John, Peter Mayer (ngày 4 tháng 4 năm 2012). “Vom Superpraktikanten zum Tempomacher”. Der Standard. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  22. ^ Sebastian Kurz: Prinz Gutgelaunt Lưu trữ 2014-10-24 tại Wayback Machine, hồ sơ ngày 13 tháng 12 năm 2013
  23. ^ Oliver Pink; Thomas Prior (ngày 23 tháng 4 năm 2011). “Sebastian Kurz: „Goldene Löffel hatte ich nie im Mund". Die Presse. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011. Ich bin ein Meidlinger, kein Hietzinger. Ich bin im Zwölften aufgewachsen und in öffentliche Schulen gegangen.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ Sofia Khomenko (ngày 19 tháng 2 năm 2013). “Sebastian Kurz: „Es gibt in jeder Partei Gfraster". mokant.at. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2013. Ich bin ganz natürlich damit aufgewachsen. Ich komme aus Wien, aus dem zwölften Bezirk. In meiner Klasse hatten fünfzig Prozent der Schüler Migrationshintergrund.
  25. ^ “Lebenslauf Sebastian Kurz”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2011.
  26. ^ Leila Al-Serori (ngày 16 tháng 1 năm 2014). “Sebastian Kurz, der „junge Metternich". Kurier. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  27. ^ “Ranking: Sebastian Kurz unter „Gewinnern auf der Weltbühne". Die Presse. ngày 1 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017. Weitere Genannte waren EU-Kommissionspräsident Jean-Claude Juncker und der indische Premierminister Narendra Modi
  28. ^ Anna von Bayern. “Euro-Star: Das macht Österreichs Außenminister so erfolgreich”. Focus. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016.
  29. ^ Simon Shuster (ngày 2 tháng 3 năm 2017). “A New Kind of Statesman”. Time. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]