Bước tới nội dung

Pentawer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pentawer
Xác ướp người đàn ông vô danh E, được cho là của Hoàng tử Pentawer
Thông tin chung
Sinhkhoảng 1173 TCN
Thebes, Ai Cập
Mấtkhoảng 1155 TCN
Ai Cập
Thân phụRamesses III
Thân mẫuTiye
Tôn giáotôn giáo Ai Cập cổ đại
Pentawer
bằng chữ tượng hình
p
n
t&A wr
r
Z5

Pentawer hay Pentaweret (khoảng 1073 - 1055 TCN) là một hoàng tử của Vương triều thứ Hai mươi trong lịch sử Ai Cập cổ đại, con trai pharaon Ramesses IIIthứ phi Tiye[1]. Ngày nay Pentawer được biết đến qua một Âm mưu hậu cung liên quan đến việc ám sát Ramesses III để tranh ngôi đoạt vị. Âm mưu bị phát giác và Pentawer bị đem ra xét xử.[2][3]

Pentawer là người được hưởng lợi từ âm mưu hậu cung, có lẽ do Vương hậu Tiye khởi xướng, nhằm ám sát pharaoh[4]. Tiye muốn con trai mình kế vị pharaoh, mặc dù người thừa kế đã được chọn là con trai của nữ hoàng Tyti[5].

Theo Giấy cói Tư pháp Turin, Pentawer là một trong số những người bị đưa ra xét xử vì đã tham gia vào âm mưu này. Anh ta bị buộc phải tự sát:

"Pentawere, người được đặt cho cái tên khác. Anh ta được đưa đến vì đã thông đồng với Tiye, mẹ của mình, khi bà ta đã vạch ra âm mưu cùng với những người phụ nữ của hậu cung liên quan đến việc nổi loạn chống lại nhà vua của mình. Anh ta được đặt trước những các phán quan để tra hỏi, và họ kết luận rằng anh ta có tội, anh ta được ở lại một mình và bị buộc phải tự sát."[6]

Nhà sử học Susan Redfordsuy đoán rằng Pentawer, là một quý tộc, được đưa ra lựa chọn tự sát bằng cách uống thuốc độc và vì thế tránh được số phận nhục nhã của những kẻ âm mưu nổi loạn khác sẽ bị thiêu sống trên đường phố. Hình phạt như vậy được dùng để làm một ví dụ mạnh mẽ vì nó nhấn mạnh đến sức nặng của sự phản bội của họ đối với người Ai Cập cổ đại, những người tin rằng người ta chỉ có thể đến được thế giới bên kia nếu như cơ thể của họ được ướp xác và bảo tồn - thay vì bị phá hủy bởi lửa. Nói cách khác, hỏa thiêu không chỉ khiến những tên tội phạm bị giết trong thế giới vật chất, mà chúng còn không thể siêu thoát được đến thế giới bên kia. Họ sẽ không có cơ hội sống ở thế giới tiếp theo, và do đó phải chịu sự hủy diệt hoàn toàn. Bằng cách tự sát, Pentawer có thể tránh được hình phạt khắc nghiệt đó. Một nghiên cứu gần đây về hài cốt của 'Người đàn ông vô danh E', một ứng cử viên cho thấy anh ta chết vì bị siết cổ hoặc treo cổ. Nếu hài cốt đó thực sự là của anh ta, thì anh ta đã khoảng 18-20 tuổi vào lúc chết[7].

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần đây, nhà Ai Cập học Bob Brier đã làm sống lại giả thuyết cũ rằng xác ướp nổi tiếng của "Người đàn ông vô danh E" được tìm thấy trong Deir el-Bahri (DB320) có thể thực sự là Pentawer. Xác ướp rất bất thường bởi vì nó dường như được ướp xác nhanh chóng, không cần loại bỏ não và nội tạng, và được đặt trong một hộp tuyết tùng, phần bên bị can thiệp một cách thô bạo để mở rộng nó. Brier đưa ra giả thuyết rằng Pentawer được ướp xác rất nhanh và được đặt trong một quan tài có sẵn, có khả năng là của một người họ hàng, để cho anh ta một nơi chôn cất thích hợp.

Phân tích DNA sau đó ủng hộ giả thuyết rằng xác ướp là con trai của Ramesses vì ​​cả hai đều có chung một nhóm đơn Y-DNA cha mẹ và một nửa DNA của họ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bản mẫu:Dodson, p.193
  2. ^ David Steward và David Antram: "Những xác ướp Ai Cập rùng rợn nhất mà bạn phải tránh xa", Chu Giang dịch, NXB KIM ĐỒNG 2015
  3. ^ de Buck, A. (tháng 12 năm 1937). “The Judicial Papyrus of Turin - Cuộn giấy cói Tư pháp Turin”. The Journal of Egyptian Archaeology. 23 (2): 152–164. doi:10.2307/3854420. JSTOR 3854420.
  4. ^ Vernus, op.cit., pp.108f.
  5. ^ Collier, Mark; Dodson, Aidan; Hamernik, Gottfried (2010). “P. BM EA 10052, Anthony Harris, and Queen Tyti”. The Journal of Egyptian Archaeology. 96: 242–247. doi:10.1177/030751331009600119. ISSN 0307-5133. JSTOR 23269772.
  6. ^ de Buck, A. (tháng 12 năm 1937). “The Judicial Papyrus of Turin”. The Journal of Egyptian Archaeology. 23 (2): 156. doi:10.2307/3854420. JSTOR 3854420.
  7. ^ name="Hawass et all who killed R3">Hawass, Zahi; Ismail, Somaia; Selim, Ashraf; Saleem, Sahar N; Fathalla, Dina; Wasef, Sally; Gad, Ahmed Z; Saad, Rama; Fares, Suzan; Amer, Hany; Gostner, Paul; Gad, Yehia Z; Pusch, Carsten M; Zink, Albert R (2012). “Who killed Ramesses III?”. BMJ: British Medical Journal. 345 (7888): 39–40. ISSN 0959-8138. JSTOR 23493394.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể loại:Ramesses III