Bước tới nội dung

Wikipedia:Xung đột lợi ích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa đổi xung đột lợi ích (XĐLI) bao gồm đóng góp cho Wikipedia về bản thân bạn, gia đình, bạn bè, khách hàng, chủ lao động, quan hệ tài chính hoặc bất cứ quan hệ nào khác. Bất kỳ quan hệ bên ngoài nào đều có thể gây ra một xung đột lợi ích. Việc ai đó có xung đột lợi ích chỉ là mô tả về một thực trạng nhất định, không phải là phán xét về quan điểm, độ chính trực hoặc thiện chí của người đó.

Sửa đổi XĐLI rất không được khuyến khích trên Wikipedia. Việc này làm suy giảm niềm tin của công chúng và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân và doanh nghiệp được quảng bá. Biên tập viên có XĐLI đôi khi không biết nó có làm ảnh hưởng đến việc biên tập của họ không hoặc ở mức độ nào. Nếu sửa đổi XĐLI gây hại, một bảo quản viên có thể đặt lệnh cấm đến các tài khoản dính líu.

Biên tập viên có XĐLI, bao gồm người được trả thù lao, cần công bố nó bất cứ khi nào muốn thay đổi nội dung của một bài viết bị ảnh hưởng. Người sửa đổi nhằm mục đích nhận thù lao phải công bố người thanh toán, khách hàng và các quan hệ liên quan; đây là yêu cầu của Wikimedia Foundation. Biên tập viên XĐLI không được khuyến khích sửa đổi trực tiếp các bài viết bị ảnh hưởng nhưng được phép đề xuất thay đổi trên trang thảo luận. Tuy nhiên, quy định về nội dung liên quan đến người đang sống cho phép các lỗi rất rõ ràng được nhanh chóng chỉnh sửa, kể cả bởi chủ thể.

Khi kiểm tra sửa đổi XĐLI, đừng tiết lộ danh tính của biên tập viên mà không có sự cho phép. Quy định chống quấy rối của Wikipedia, đặc biệt là việc cấm công khai thông tin cá nhân, có thẩm quyền cao hơn hướng dẫn này. Để báo cáo sửa đổi XĐLI, hãy làm theo chỉ dẫn tại mục Hướng dẫn xử lý xung đột lợi ích bên dưới. Biên tập viên thực hiện hoặc thảo luận về thay đổi đối với hướng dẫn này hoặc hướng dẫn liên quan khác cần khai báo về thù lao đã nhận để sửa đổi Wikipedia nếu có.

Lập trường của Wikipedia[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của Wikipedia[sửa | sửa mã nguồn]

Với tư cách bách khoa toàn thư, nhiệm vụ của Wikipedia là cung cấp cho công chúng các bài viết tổng hợp tri thức được chấp nhận, được viết một cách trung lập và dẫn nguồn đáng tin cậy. Độc giả đến đây nhằm tìm những bài trung lập được chắp bút một cách độc lập với chủ thể, chứ không phải trang web cá nhân hay doanh nghiệp, hoặc nền tảng quảng cáo và tự quảng bá. Bài viết chỉ nên chứa nội dung phù hợp với quy định và thông lệ về nội dung của Wikipedia, và các thành viên Wikipedia cần đặt lợi ích của bách khoa toàn thư và độc giả cao hơn vấn đề cá nhân.

Sửa đổi XĐLI[sửa | sửa mã nguồn]

Biên tập viên có XĐLI cần tuân thủ cẩn thận các quy định và thông lệ của Wikipedia:

  • bạn cần công bố XĐLI của bạn khi có dính líu đến bài viết bị ảnh hưởng;
  • bạn không được khuyến khích sửa đổi trực tiếp bài viết bị ảnh hưởng;
  • bạn có thể yêu cầu sửa đổi trên thảo luận (bằng cách sử dụng bản mẫu {{sửa đổi XĐLI}}) hoặc để lại thông báo trên trang thảo luận chung để sửa đổi được xét duyệt;
  • bạn chỉ nên khởi tạo bài mới thông qua xét duyệt từ thành viên khác thay vì tạo trực tiếp;
  • bạn không nên làm xét duyệt viên của (các) bài bị ảnh hưởng qua tuần tra trang mới hoặc bất cứ nơi nào khác;
  • bạn cần tôn trọng các biên tập viên khác qua việc giữ cho thảo luận súc tích.

Lưu ý rằng không ai trên Wikipedia kiểm soát bài viết. Nếu Wikipedia có bài viết về bạn hoặc tổ chức của bạn, những người khác có thể thêm vào đó thông tin mà lẽ ra ít được biết đến. Họ cũng có thể quyết định xóa bài, hoặc quyết định giữ lại nó nếu bạn về sau đưa ra đề nghị xóa. Báo chí đã nhiều lần đưa tin về doanh nghiệp tham gia biên tập XĐLI trên Wikipedia (xem Sửa đổi có tính xung đột lợi ích ở Wikipedia), dẫn đến thiệt hại về danh dự đối với các tổ chức có liên quan.

Sửa đổi được trả thù lao[sửa | sửa mã nguồn]

Việc nhận thù lao để đóng góp cho Wikipedia là một hình thức XĐLI về tài chính; nó đặt biên tập viên nhận thù lao vào thế mâu thuẫn giữa mục tiêu của chủ lao động và mục tiêu của Wikipedia. Loại hình sửa đổi được trả thù lao đáng lo ngại nhất đổi với cộng đồng là sử dụng Wikipedia cho mục đích quan hệ công chúng và quảng bá. Đôi khi được gọi là "vận động có thù lao", đây là vấn đề đáng bàn do nó luôn phản ánh lợi ích của khách hàng hoặc chủ lao động.

Tổng quát hơn, một biên tập viên có xung đột lợi ích về tài chính khi viết về một chủ đề mà người đó có quan hệ tài chính gần gũi. Đó có thể là quan hệ chủ sở hữu, nhân viên, nhà thầu, nhà đầu tư hoặc cổ đông khác.

Wikimedia Foundation yêu cầu mọi hoạt động biên tập có thù lao đều phải được khai báo. Ngoài ra, theo quy định toàn cục bạn phải cung cấp liên kết trên trang thành viên đến tất cả tài khoản đang hoạt động trên các trang web bên ngoài mà thông qua đó bạn quảng cáo, chào mời hoặc nhận công việc biên tập có thù lao (nếu có thể). Nếu bạn nhận hoặc dự kiến nhận thu nhập (tiền, hiện vật hoặc dịch vụ) cho đóng góp của mình trên Wikipedia, quy định của Wikipedia tiếng Việt là:

  • bạn phải công bố người thanh toán, đối tượng của việc thực hiện biên tập và bất kỳ quan hệ có liên quan nào khác;
  • bạn cần thực hiện công bố trên trang thành viên, trên các trang thảo luận bị ảnh hưởng, và tại mọi thời điểm bạn thảo luận về chủ đề;
  • bạn không được khuyến khích sửa đổi trực tiếp bài viết bị ảnh hưởng;
  • bạn có thể yêu cầu sửa đổi trên thảo luận (bằng cách sử dụng bản mẫu {{sửa đổi XĐLI}}) hoặc để lại thông báo trên trang thảo luận chung để sửa đổi được xét duyệt;
  • bạn chỉ nên khởi tạo bài mới thông qua xét duyệt từ thành viên khác thay vì tạo trực tiếp;
  • bạn không nên làm xét duyệt viên của (các) bài bị ảnh hưởng qua tuần tra trang mới hoặc bất cứ nơi nào khác;
  • bạn cần tôn trọng các biên tập viên khác qua việc giữ cho thảo luận súc tích (xem WP:THULAOTHAOLUAN).

Sửa đổi theo yêu cầu phải tuân theo quy chuẩn giống bất kỳ sửa đổi nào khác, và biên tập viên có thể từ chối thực hiện chúng. Hướng dẫn yêu cầu sửa đổi XĐLI hiệu quả là trang cung cấp chỉ dẫn cần thiết cho việc này. Để tìm trang thảo luận của một bài viết, hãy nhấn nút "Thảo luận" ở đầu bài. Xem WP:GSD nếu có câu hỏi về các vấn đề trên. Nếu bạn là bảo quản viên, bạn không được sử dụng công cụ bảo quản cho hoạt động biên tập có thù lao (ngoại trừ với tư cách Wikipedian in Residence hoặc được thanh toán bởi Wikimedia Foundation hay một tổ chức liên kết).

Điều khoản sử dụng Wikimedia Foundation[sửa | sửa mã nguồn]

Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu biên tập viên được thanh toán cho đóng góp của mình phải công bố chủ lao động (cá nhân hoặc tổ chức thanh toán cho sửa đổi); khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức thay mặt cho việc thực hiện sửa đổi); và bất kỳ mối liên kết có liên quan nào khác. Đây cũng là quy định của Wikipedia tiếng Việt.

Hướng dẫn công bố XĐLI[sửa | sửa mã nguồn]

XĐLI chung[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn dính líu đến bài viết mà bạn có XĐLI, bạn cần luôn luôn để các biên tập viên khác biết về điều đó, bất cứ khi nào và bất cứ đâu bạn thảo luận về chủ đề. Có ba cách thực hiện việc này.

1. Nếu muốn sử dụng bản mẫu, đặt {{thành viên có liên quan}} ở đầu trang thảo luận bị ảnh hưởng, điền như dưới đây rồi lưu lại:

Bản mẫu Thành viên có liên quan
{{Thành viên có liên quan|User1=Tên tài khoản|U1-declared=yes|U1-otherlinks=(Tùy chọn) Thêm các quan hệ liên quan, công bố, bản thảo bài viết hoặc khác biệt sửa đổi thể hiện đóng góp XĐLI.}}

Lưu ý rằng có thể có người khác thêm bản mẫu này giúp bạn.

2. Bạn cũng có thể đưa ra công bố trên tóm lược sửa đổi của các đóng góp XĐLI.

3. Nếu muốn công bố XĐLI trên trang thành viên, bạn có thể sử dụng bản mẫu {{người dùng xung đột lợi ích}}:

Bản mẫu Người dùng xung đột lợi ích

Khi sửa mã nguồn trang thành viên, nhập {{Người dùng xung đột lợi ích|1=Tên bài viết Wikipedia}}, sau đó nhấn "lưu".

Ví dụ
Đối với công bố XĐLI, xem Thảo luận:World of Tanks
Trong sửa đổi này, một thành viên tạo công bố XĐLI giúp thành viên khác.

Ngoài ra, khi đề nghị thay đổi quan trọng hoặc có khả năng gây tranh cãi đến bài viết bị ảnh hưởng, bạn có thể sử dụng bản mẫu {{sửa đổi XĐLI}}. Đặt nó vào cuối trang thảo luận và nêu đề xuất của bạn bên dưới (nhớ ký tên bằng bốn dấu ngã, ~~~~). Nếu sửa đổi đề xuất là phù hợp và kiểm chứng được, nó sẽ thường được chấp nhận. Trong trường hợp từ chối, biên tập viên thường sẽ thêm phần giải thích bên dưới đề nghị của bạn.

Biên tập viên được trả thù lao [sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn được thanh toán cho việc đóng góp trên Wikipedia, bạn phải công bố người thanh toán cho bạn, khách hàng, và bất kỳ vai trò hoặc mối quan hệ liên quan khác. Bạn có thể công bố trên trang thành viên, trên trang thảo luận của các bài viết bị ảnh hưởng, hoặc trên tóm lược sửa đổi. Do bạn có xung đột lợi ích, bạn cần đảm bảo rằng tất cả thành viên bạn tương tác đều được biết về tư cách biên tập viên được trả thù lao trong mọi thảo luận tại các trang Wikipedia thuộc mọi không gian tên. Nếu muốn sử dụng bản mẫu để công bố XĐLI trên trang thảo luận, đặt {{đóng góp (trả thù lao) được liên kết}} ở đầu trang, điền như sau rồi lưu lại:

Bản mẫu Đóng góp (trả thù lao) được liên kết
{{Đóng góp (trả thù lao) được liên kết|User1=Tên biên tập viên được trả thù lao|U1-employer=Tên cá nhân/tổ chức thanh toán cho sửa đổi|U1-client= Tên khách hàng|U1-otherlinks=Thêm khác biệt sửa đổi cần công bố trên trang Thành viên của bạn.}}

Chủ lao động là bên trả thù lao để được liên kết trong bài viết (ví dụ như công ty PR). Khách hàng là đối tượng của việc thực hiện thanh toán (thường là chủ thể bài viết). Nếu chủ lao động và khách hàng là cùng một thực thể—ví dụ, công ty A thanh toán cho bạn để viết về công ty A—tham số khách hàng có thể để trống. Xem {{đóng góp (trả thù lao) được liên kết}} để biết thêm thông tin. Lưu ý rằng có thể có biên tập viên khác thêm bản mẫu này giúp bạn.

Bạn nên giữ một danh sách đóng góp có thù lao dễ thấy trên trang thành viên của mình. Nếu quảng cáo, chào mời hoặc nhận công việc biên tập có thù lao thông qua một tài khoản trên trang web bên ngoài, bạn phải cung cấp liên kết trên trang thành viên đến tất cả các tài khoản như vậy.

Khi đề nghị thay đổi đến bài viết bị ảnh hưởng, bạn có thể sử dụng bản mẫu {{sửa đổi XĐLI}}. Đặt nó vào trang thảo luận và thêm đề xuất của bạn bên dưới.

Việc sử dụng công cụ bảo quản cho hoạt động biên tập có thù lao, ngoại trừ với tư cách Wikipedian in Residence hoặc khi khoản thanh toán được thực hiện bởi Wikimedia Foundation hoặc một tổ chức liên kết với WMF, được xem là hành vi lạm dụng nghiêm trọng và có thể dẫn đến chế tài hoặc bất tín nhiệm.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

(theo trình tự thời gian)
  • Davis, Michael (1982). "Conflict of Interest" ["Xung đột lợi ích"], Business and Professional Ethics Journal, 1(4), tr. 17–27. doi:10.5840/bpej1982149
  • Luebke, Neil R. (1987). "Conflict of Interest as a Moral Category," ["Xung đột lợi ích dưới tư cách phạm trù đạo đức,"] Business & Professional Ethics Journal, 6, tr. 66–81. JSTOR 27799930
  • Davis, Michael (mùa đông 1993). "Conflict of Interest Revisited," ["Nhìn lại xung đột lợi ích,"] Business & Professional Ethics Journal, 12(4), tr. 21–41. JSTOR 27800924
  • Stark, Andrew (2003). Conflict of Interest in American Public Life [Xung đột lợi ích trong đời sống công cộng Hoa Kỳ], Nhà xuất bản Đại học Harvard.
  • Carson, Thomas L. (tháng 1 năm 2004). "Conflicts of Interest and Self-Dealing in the Professions: A Review Essay," ["Xung đột lợi ích và tự trục lợi trong các ngành nghề: Một bài luận đánh giá,"] Business Ethics Quarterly, 14(1), tr. 161–182. JSTOR 3857777
  • Krimsky, Sheldon (2006). "The Ethical and Legal Foundations of Scientific 'Conflict of Interest'" ["Cơ sở đạo đức và luật pháp của 'xung đột lợi ích' khoa học"], trong Trudo Lemmings và Duff R. Waring (biên tập), Law and Ethics in Biomedical Research: Regulation, Conflict of Interest, and Liability, Nhà xuất bản Đại học Toronto.
  • McDonald, Michael (23 tháng 4 năm 2006). "Ethics and Conflict of Interest" ["Luân lý học và xung đột lợi ích"], Trung tâm luân lý học ứng dụng W. Maurice Young, Đại học British Columbia.