Chi Cam thảo
Chi Cam thảo | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Fabales |
Họ (familia) | Fabaceae |
Phân họ (subfamilia) | Faboideae |
Tông (tribus) | Glycyrrhizeae |
Chi (genus) | Glycyrrhiza L., 1753 |
Loài điển hình | |
Glycyrrhiza echinata L., 1753 | |
Các loài | |
17. Xem trong bài. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Chi Cam thảo (danh pháp khoa học: Glycyrrhiza) là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.[1]
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên chi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp γλυκός (glykós) nghĩa là ngọt và ῥῐ́ζᾰ (rhíza) nghĩa là rễ, để nói tới rễ có vị ngọt của các loài trong chi này.[2]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Cây thảo lâu năm hoặc cây bụi nhỏ. Rễ và thân rễ rất phát triển. Thân thẳng đứng, nhiều cành. Lá kép lẻ, 3 hoặc 5 tới 17 lá chét; lá kèm 2, rời, sớm rụng hoặc bền; lá chét nguyên hoặc có răng cưa nhỏ. Cành hoa ở nách lá; lá bắc sớm rụng. Đài hoa hình chuông hoặc hình trụ, 5 răng, hơi 2 môi. Tràng hoa trắng, vàng, tía hoặc tía-đỏ; cánh cờ có vuốt ngắn; các cánh bên ngắn hơn cánh cờ, thuôn dài hơi lệch; cánh lưng hợp lại. Nhị hai bó hoặc một bó. Bầu nhụy không cuống, 2-10 noãn. Quả đậu hình trứng, thuôn dài hoặc thẳng, hiếm khi hình chuỗi, thẳng hoặc cong, phẳng hoặc phồng, có gai hiếm khi nhẵn, nứt hoặc không nứt. Hạt hình thận hoặc hình cầu.[3]
Các loài
[sửa | sửa mã nguồn]Chi này chứa khoảng 17-20 loài, với sự phân bố rộng khắp ở châu Á, Australia, châu Âu và châu Mỹ.[3] Các loài hiện được công nhận bao gồm:[4][5]
- Glycyrrhiza acanthocarpa (Lindl.) J.M.Black, 1919. Đông và nam Australia.
- Glycyrrhiza aspera Pall., 1771: Từ miền nam Nga phần thuộc châu Âu tới tây bắc Trung Quốc (Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây), Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Iran, Kazakhstan, Kirgizstan, Lebanon, Mông Cổ, Syria, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan
- Glycyrrhiza astragalina Gillies ex Hook. & Arn., 1833: Argentina, miền trung Chile.
- Glycyrrhiza asymmetrica Hub.-Mor., 1965: Miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
- Glycyrrhiza bucharica Regel, 1884: Đông bắc Afghanistan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
- Glycyrrhiza echinata L., 1753: Armenia, Azerbaijan, Bắc Macedonia, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Croatia, Gruzia, Hungary, Hy Lạp (gồm cả các đảo Đông Aegea), Iran, Kazakhstan, Kosovo, Lebanon, Montenegro, Nga (phần thuộc châu Âu và Krym), Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Ukraina.
- Glycyrrhiza foetida Desf., 1799: Algeria, Morocco, miền nam Tây Ban Nha, Tunisia.
- Glycyrrhiza glabra L., 1753: Cam thảo. Từ miền trung bắc Địa Trung Hải tới Mông Cổ, miền bắc Trung Quốc, Pakistan, Saudi Arabia. Du nhập vào tây nam châu Âu, Trung Âu, Bắc Phi, Bangladesh, Australia, Nam Phi, Việt Nam.
- Glycyrrhiza gontscharovii Maslenn., 1940: Tajikistan (dãy núi Pamir).
- Glycyrrhiza inflata Batalin, 1891: Mông Cổ, miền bắc Trung Quốc,
- Glycyrrhiza lepidota Pursh, 1813: Cam thảo Mỹ. Canada, Hoa Kỳ, đông bắc Mexico.
- Glycyrrhiza pallidiflora Maxim., 1859: Cam thảo quả gai. Mông Cổ, Viễn Đông Nga, Trung Quốc. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên.
- Glycyrrhiza squamulosa Franch., 1884: Cam thảo quả tròn. Mông Cổ, miền bắc Trung Quốc.
- Glycyrrhiza triphylla Fisch. & C.A.Mey., 1835: Afghanistan, Iran, Kazakhstan, Pakistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
- Glycyrrhiza uralensis Fisch. ex DC., 1825: Cam thảo bắc. Afghanistan, Kazakhstan, Kirgizstan, Mông Cổ, Nga (từ tây bắc và tây nam tới Tây Siberi, Tuva, Buriatia), Pakistan, Tajikistan, miền bắc Trung Quốc.
- Glycyrrhiza yunnanensis S.H.Cheng & L.K.Tai ex P.C.Li, 1984: Vân Nam.
- Glycyrrhiza zaissanica Serg, 1933: Trung Á tới Tân Cương.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Plant List (2010). “Glycyrrhiza”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
- ^ Javad Sharifi-Rad et al., 2021. Glycyrrhiza genus: Enlightening phytochemical components for pharmacological and health-promoting abilities. Oxid Med Cell Longev. 2021: 7571132, doi:10.1155/2021/7571132, PMCID: PMC8328722, PMID 34349875
- ^ a b Bao Bojian (包伯坚, Bao Bá Kiên) & Kai Larsen, “Glycyrrhiza Linnaeus, Sp. Pl. 2: 741. 1753”, Flora of ChinaQuản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ ILDIS home page
- ^ Glycyrrhiza trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20 tháng 10 năm 2022.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Glycyrrhiza tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Glycyrrhiza tại Wikispecies