Bước tới nội dung

Cây khổ hình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tượng Chúa Giê-su trên cây khổ hìnhNha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa
Điêu khắc cảnh Chúa Jesus tươm máu trên cây mộc hình, khắc họa sự chịu cảnh đày đọa thống khổ

Cây khổ hình (Crucifix) hay còn gọi là cây mộc hình hay Hình thập ác (tiếng Latin: Cruci fixus nghĩa là một ai đó bị đóng vào cây thập giá) là một cây thập tự với hình ảnh Chúa Giê-su bị đóng đinh khổ hình treo trên đó. Cây khổ hình khác biệt với một cây Thánh giá đơn thuần ở chỗ nó miêu tả chính Chúa Giêsu bị treo trên thập tự giá, hình ảnh này được gọi bằng tiếng AnhCorpus còn tiếng Latinh có nghĩa là cơ thể[1][2]. Cây khổ hình là biểu tượng chính của nhiều nhóm Cơ Đốc nhân, tín hữu Kitô giáo và là một trong những hình thức phổ biến nhất của Sự kiện đóng đinh Chúa Giê-xu trong nghệ thuật. Nó đặc biệt quan trọng trong Giáo hội Công giáo, nhưng cũng được sử dụng trong Giáo hội Chính thống Đông phương, hầu hết Chính thống giáo Đông phương (ngoại trừ Giáo hội Armenian và Syria), Tin Lành, Anh giáo[3][4][5]. Biểu tượng này ít phổ biến hơn trong các nhà thờ Tin lành và nhiều giáo phái khác, và trong Giáo hội Phương Đông AssyriaGiáo hội Tông truyền Armenia thì họ thích sử dụng một cây thánh giá không có hình Chúa Giêsu (Corpus)[6][7].

Cây khổ hình nhấn mạnh đến sự chết của Chúa Giê-su—cái trên cây thánh giá, khắc họa cái chết của ngài khi bị chịu khổ hình đóng đinh vốn là điều mà những người theo đạo Cơ đốc tin rằng đã mang lại sự cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Hầu hết các cây thánh giá đều khắc họa Chúa Giêsu trên một chữ thập Latinh, thay vì bất kỳ hình dạng nào khác, chẳng hạn như Thánh giá Tau hoặc Thập giá Coptic. Những cây thánh giá lớn cao ngang trục trung tâm của một nhà thờ được biết đến là cây khổ hình hay cây mộc hình. Vào thời kỳ Hậu Trung Cổ đây là một đặc điểm gần như phổ biến của các nhà thờ Công giáo ở phương Tây nhưng giờ đây chúng trở nên hiếm. Các nhà thờ Công giáo La Mã hiện đại và nhiều nhà thờ Phản thệ thường có một cây khổ hình phía trên bàn thờ treo trên tường[8] đối với việc cử hành Thánh lễ, Nghi thức La Mã của Giáo hội Công giáo yêu cầu rằng "trên hoặc gần bàn thờ phải có cây thánh giá có tượng Chúa Kitô chịu khổ hình đóng đinh"[9].

Trong một số nhà thờ Cơ đốc giáo (đặc biệt là Nhà thờ Công giáo La Mã, Cộng đồng Anh giáo, Tin Lành, và Giáo hội Giám lý Liên hiệp) thì trong nghi thức Thánh lễ sẽ có một người được chỉ định mang vác cây thánh giá rước lễ, thập giá hoặc cây thánh giá/cây khổ hình của nhà thờ gọi là kẻ mang cây khổ hình (Crucifer)[10], tên gọi này xuất phát từ tiếng Latin là crux (thập giá) và ferre (chịu, mang, vác). Do đó, nó có nghĩa đen là "kẻ vác thập tự giá", việc sử dụng thuật ngữ "cây khổ hình" phổ biến nhất trong các nhà thờ Anh giáo. Trong Nhà thờ Công giáo thuật ngữ thông thường là "kẻ vác thập tự giá"[11]. Hình ảnh cây khổ hình với tượng Chúa Giê-xu bị treo đóng đinh ngắc ngoải tươm máu cũng được đám đông rước lễ kiệu trong những dịp Lễ lớn, đặc biệt trong văn hóa Mỹ Latinh nơi mà Cơ Đốc giáo đóng vai trò ngự trị trong tôn giáo ở Mỹ Latinh. Trong thời kỳ Hội thánh sơ khai, nhiều Cơ Đốc nhân đã treo một thánh giá trên bức tường phía đông ngôi nhà của họ để biểu thị hướng cầu nguyện[12][13]

Cầu nguyện trước cây khổ hình được coi là bí tích, thường là một phần của lòng sùng một đối với những người theo đạo Cơ Đốc hay những tín nhân Cơ Đốc, đặc biệt là những người thờ phượng tại nhà, cũng như một cách thức thờ phương riêng tư. Tín nhân sùng mộ đó đó có thể ngồi, đứng hoặc quỳ trước cây khổ hình, đôi khi nhìn nó với vẻ suy ngẫm, đau đáu hoặc chỉ cúi đầu lặng thinh không nói hoặc nhắm nghiền mắt trước cây khổ hình. Trong thời Trung Cổ, những cây khổ hình nhỏ, thường được treo trên tường cũng trở nên bình thường trong phòng giam hoặc nơi sinh hoạt cá nhân, đầu tiên là của các tu sĩ, sau đó là của tất cả các giáo sĩ, tiếp theo là ở nhà của giáo dân, lan rộng xuống từ tầng lớp thượng lưu của xã hội như những thứ này trở nên đủ rẻ tiền để một người bình thường có thể mua được để bày trí. Hầu hết các thị trấn đều có một cây khổ hình cở lớn được dựng lên làm tượng đài hoặc một ngôi đền nào đó ở ngã tư thị trấn. Dựa trên phong tục cổ xưa, nhiều người tín nhân Công giáo, tín nhân Luther và tín nhân Anh giáo treo một cây thánh giá trong nhà của họ và cũng sử dụng cây thánh giá làm tâm điểm của bàn thờ tư gia[12][14].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Luchs, Alison; Distelberger, Rudolf; Verdier, Philippe; Barbour, Daphne S.; Wilson, Timothy H.; Sturman, Shelley G.; Vandiver, Pamela B. (1993). Rufolf Distelberger, Western Decorative Arts (National Gallery of Art 1993), p. 15. ISBN 9780521470681.
  2. ^ Bradshaw, Paul F. (2002). Paul F. Bradshaw, The New SCM Dictionary of Liturgy and Worship (Hymns Ancient & Modern Ltd, 2002). ISBN 9780334028833.
  3. ^ “New Beginnings (formerly Cade Lake Community Chapel)” (bằng tiếng Anh). Unity of the Brethren. 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Our Savior's Lutheran Church, "Sanctuary and Chapel". 13 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ “St. John's Lutheran Church of Topeka, KS, "The Altar Crucifix". Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ “Sign of the Cross”. Holy Apostolic Catholic Assyrian Church of the East - Archdiocese of Australia, New Zealand and Lebanon (bằng tiếng Anh). Holy Apostolic Catholic Assyrian Church of the East - Archdiocese of Australia, New Zealand and Lebanon. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020. Inside their homes, a cross is placed on the eastern wall of the first room. If one sees a cross in a house and do not find a crucifix or pictures, it is almost certain that the particular family belongs to the Church of the East.
  7. ^ “History of St Yeghiche Church, Kensington, London”.
  8. ^ “Palanga Lutheran Church Beautified with New Crucifix” (bằng tiếng Anh). LCMS International Mission. 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ “General Instruction of the Roman Missal, 117” (PDF).
  10. ^ Armentrout, Donald S.; Robert Boak Slocum (1999). “Crucifer”. An Episcopal Dictionary of the Church: A User-friendly Reference for Episcopalians. Church Publishing, Inc. ISBN 0898697018.
  11. ^ Patrick Morrisroe, "Cross-Bearer" in The Catholic Encyclopedia (New York 1908)
  12. ^ a b Storey, William G. (2004). A Prayer Book of Catholic Devotions: Praying the Seasons and Feasts of the Church Year (bằng tiếng Anh). Loyola Press. ISBN 978-0-8294-2030-2. Long before Christians built churches for public prayer, they worshipped daily in their homes. In order to orient their prayer (to orient means literally "to turn toward the east"), they painted or hung a cross on the east wall of their main room. This practice was in keeping with ancient Jewish tradition ("Look toward the east, O Jerusalem," Baruch 4:36); Christians turned in that direction when they prayed morning and evening and at other times. This expression of their undying belief in the coming again of Jesus was united to their conviction that the cross, "the sign of the Son of Man," would appear in the eastern heavens on his return (see Matthew 24:30). Building on that ancient custom, devout Catholics often have a home altar, shrine, or prayer corner containing a crucifix, religious pictures (icons), a Bible, holy water, lights, and flowers as a part of the essential furniture of a Christian home.
  13. ^ Johnson, Maxwell E. (2016). Between Memory and Hope: Readings on the Liturgical Year (bằng tiếng Anh). Liturgical Press. ISBN 978-0-8146-6282-3. Because Christ was expected to come from the east, Christians at a very early date prayed facing that direction in order to show themselves ready for his appearing, and actually looking forward to the great event which would consummate the union with him already experienced in prayer. For the same reason the sign of the cross was frequently traced on the eastern wall of places of prayer, thereby indicating the direction of prayer, but also rendering the Lord's coming a present reality in the sign which heralds it. In other words, through the cross the anticipated eschatological appearance becomes parousia: presence. The joining of prayer with the eschatological presence of Christ, unseen to the eye but revealed in the cross, obviously underlies the widely attested practice of prostrating before the sacred wood while praying to him who hung upon it.
  14. ^ White, Jon (20 tháng 3 năm 2016). “DIY Tabernacling: Holy Objects & Holy Space, at home” (bằng tiếng Anh). Episcopal Cafe. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.