Bước tới nội dung

Lee Byung-chul

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lee Byung-chull)
Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Lee.
Lee Byung-chul
Lee Byung-chul khoảng năm 1950
Sinh(1910-02-12)12 tháng 2 năm 1910
Uiryeong, Gyeongsangnam-do, Đế quốc Đại Hàn
Mất19 tháng 11 năm 1987(1987-11-19) (77 tuổi)
Hannam-dong, Yongsan-gu, Seoul, Hàn Quốc
Trường lớpĐại học Waseda, Tokyo (bỏ học).
Nghề nghiệpDoanh nhân, chính trị gia
Nổi tiếng vìNhà sáng lập của tập đoàn Samsung
Phối ngẫuPark Du-eul
Kuroda
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữI Byeongcheol
McCune–ReischauerI Pyŏngch'ŏl
Hán-ViệtLý Bính Triết

Lee Byung-chul (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1910 tại Uiryeong, Gyeongsangnam – mất ngày 19 tháng 11 năm 1987 ở Seoul) là nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, tỷ phú người Hàn Quốc, nhà sáng lập kiêm chủ tịch thế hệ đầu tiên của tập đoàn Samsung.

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai của một gia đình địa chủ giàu có (một chi nhánh của gia tộc Gyeong-ju Lee). Ông tham dự kỳ thi đại học và học tập tại Đại học WasedaTokyo, Nhật Bản nhưng sau đó lại không hoàn thành chương trình học của mình.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi cha ông mất sớm, ông đã sử dụng tiền thừa kế của mình để mở một xưởng gạo tại quê hương Gyeongnam.

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nỗ lực đó thực sự không thành công nên ông quyết định chuyển hướng đi mới - thành lập một doanh nghiệp vận tải ở Daegu vào 1 tháng 3 năm 1938, và đặt tên là Samsung Trading Co, tiền thân của Samsung.[1] Samsung có nghĩa là "Ba ngôi sao" giải thích cho biểu tượng ban đầu của công ty.

Năm 1945 Samsung vận chuyển tốt các loại hàng hóa trên khắp đất nước Hàn Quốc và phát triển sang một số quốc gia khác. Công ty đặt trụ sở chính tại Seoul vào năm 1947. Khi đó đã là một trong mười công ty thương mại lớn nhất tại khu vực Đông Á trước khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950.[2] Với cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên, Lee buộc phải di chuyển toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình đến thành phố cảng Pusan. Số lượng quân đội và trang thiết bị khổng lồ của quân đội Mỹ tràn vào Pusan vào những năm kế tiếp và một nửa cuộc chiến được minh chứng rằng rất có lợi cho công ty vận tải đường bộ của Lee.[2]

Vào năm 1961, khi bị chính phủ Park Chung-hee tịch thu tài sản, Lee sang Nhật Bản và một thời gian sau đó ông đã không quay trở lại Hàn Quốc. Cuối cùng thì một thỏa thuận đã được chấp nhận và Lee trở về nhưng Samsung phải từ bỏ quyền kiểm soát do các ngân hàng đã được mua lại và bắt buộc phải làm theo các chỉ thị kinh tế từ chính phủ Park.

Cheil toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1953, ông thành lập Cheil Sugar (hiện là CJ Cheil-Jedang) trở nên rất thành công và đạt được nhiều lợi nhuận. Sử dụng thu nhập từ Cheil Sugar, ông thành lập một số công ty khác nhằm mục đích bán và đưa các sản phẩm của mình thâm nhập vào trong một loạt các thị trường mới như: dệt may (Cheil Wool Textile Co.), xe hơi, bảo hiểm, cửa hàng bách hóa (Shinsegae), và điện tử tiêu dùng.

Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Về sau, ông được bầu làm chủ tịch của Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc và được biết đến là người giàu nhất quốc gia này.[3]

Bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi ông mất, khối tài sản của ông (Ho-Am) đã được trưng bày cho công chúng tham quan. Bộ sưu tập nghệ thuật của ông được coi là bộ sưu tập lớn và có giá trị nhất Hàn Quốc, trong đó, có một số tác phẩm thậm chí còn được chỉ định là "bảo vật quốc gia" của chính phủ Hàn Quốc.[4] Ho-Am ngày nay nằm gần Everland, công viên giải trí nổi tiếng nhất của Hàn Quốc (hiện cũng đang thuộc quyền sở hữu của Samsung).

Giải thưởng Ho-Am

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Ho-Am được thành lập vào năm 1991, nhằm tôn vinh những thành tựu và đóng góp của ông.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Woo, Jaeyeon, "Memorializing the Company Founder, With Ads, 3-D and Holograms", Wall Street Journal, ngày 22 tháng 7 năm 2011, Korea Realtime, [1]
  2. ^ a b Watkins, Thaer, "The Chaebol of South Korea", Website, downloaded ngày 22 tháng 7 năm 2011, [2] Lưu trữ 2011-08-27 tại Wayback Machine
  3. ^ Bang, Jung-hyun, "Ca ngợi như người cha của doanh nghiệp, Lee Byung-chul", Korea IT Times, ngày 11 tháng 2 năm 2010, [3]
  4. ^ Ho Am Art Museum, "Official Web Site"

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Chủ tịch hội đồng quản trị của Samsung Group
Tháng 3 1938 – Tháng 12 1987
Kế nhiệm
Lee Kun-hee