Bước tới nội dung

Molnupiravir

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Molnupiravir
Đồng nghĩaMK-4482, EIDD-2801
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • US: Investigational drug
Các định danh
Tên IUPAC
  • ((2R,3S,4R,5R)-3,4-dihydroxy-5-(4-(hydroxyimino)-2-oxo-3,4-dihydropyrimidin-1(2H)-yl)tetrahydrofuran-2-yl)methyl isobutyrate
Số đăng ký CAS
PubChem CID
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC13H19N3O7
Khối lượng phân tử329.31
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • CC(C)C(=O)OC[C@@H]1[C@H]([C@H]([C@@H](O1)N2C=CC(=NC2=O)NO)O)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C13H19N3O7/c1-6(2)12(19)22-5-7-9(17)10(18)11(23-7)16-4-3-8(15-21)14-13(16)20/h3-4,6-7,9-11,17-18,21H,5H2,1-2H3,(H,14,15,20)/t7-,9-,10-,11-/m1/s1
  • Key:HTNPEHXGEKVIHG-QCNRFFRDSA-N

Molnupiravir (mã phát triển MK-4482EIDD-2801), được bán với cái tên Lagrevio. là một thuốc kháng virus dùng đường uống được phát triển để điều trị các virus RNA như COVID-19. Molnupiravir là tiền chất với 1 gốc ester, được chuyển hóa thành dạng hoạt tính là EIDD-1931 rồi được chuyển hóa thành β-d-N4-hydroxycytidine-triphosphate qua các kinase trong tế bào.[1] β-d-N4-hydroxycytidine-triphosphate sẽ gắn vào RNA của virus, liên kết với cả guanine và adenine, làm tích tụ đột biến trong RNA của virus và gây "thảm họa đột biến", tạo ra các hạt virus không còn khả năng lây nhiễm.[2]

Thuốc được công ty phát triển thuốc của trường đại học, Drug Innovation Ventures at Emory (DRIVE) phát triển tại Đại học Emory. Sau đó thuốc này được công ty Ridgeback Biotherapeutics có trụ sở tại Miami mua lại. Sau đó Ridgeback đã hợp tác với Merck & Co. để phát triển loại thuốc này hơn nữa.

Tranh cãi về độ an toàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2020, một khiếu nại tố giác của cựu Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Tiên tiến Y sinh Hoa Kỳ (BARDA) Rick Bright đã tiết lộ những lo ngại về việc cung cấp tài trợ cho việc phát triển thêm molnupiravir do các loại thuốc tương tự có đặc tính gây đột biến (gây tổn hại DNA).[3] Một công ty trước đây, Pharmasset, sau khi điều tra thành phần hoạt chất của thuốc đã từ bỏ nó. Những tuyên bố này đã bị George Painter, Giám đốc điều hành của DRIVE phủ nhận, lưu ý rằng các nghiên cứu về độc tính trên molnupiravir đã được thực hiện và dữ liệu được cung cấp cho các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Anh, những người đã cho phép các nghiên cứu an toàn ở người được tiến hành vào mùa xuân năm 2020. Cũng tại thời điểm này, DRIVE và Ridgeback Biotherapeutics cho biết họ đã lên kế hoạch cho các nghiên cứu an toàn trong tương lai trên động vật.[4]

Vào cuối tháng 7 năm 2020 Merck, công ty đã hợp tác với Ridgeback Biotherapeutics để phát triển loại thuốc này, đã thông báo ý định chuyển molnupiravir sang các thử nghiệm giai đoạn cuối bắt đầu vào tháng 9 năm 2020.[5] Vào ngày 19 tháng 10 năm 2020, Merck bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 2/3 kéo dài một năm với đối tượng tập trung vào các bệnh nhân nằm viện.[6] Vào tháng 6 năm 2021, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cam kết mua lượng thuốc molnupiravir trị giá 1,2 tỷ USD từ Merck nếu nó nhận được sự chấp thuận của FDA.[7][8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lee, Ching-Chi; Hsieh, Chih-Chia; Ko, Wen-Chien (tháng 11 năm 2021). “Molnupiravir—A Novel Oral Anti-SARS-CoV-2 Agent”. Antibiotics (bằng tiếng Anh). 10 (11): 1294. doi:10.3390/antibiotics10111294. ISSN 2079-6382.
  2. ^ Kabinger, Florian; Stiller, Carina; Schmitzová, Jana; Dienemann, Christian; Kokic, Goran; Hillen, Hauke S.; Höbartner, Claudia; Cramer, Patrick (tháng 9 năm 2021). “Mechanism of molnupiravir-induced SARS-CoV-2 mutagenesis”. Nature Structural & Molecular Biology (bằng tiếng Anh). 28 (9): 740–746. doi:10.1038/s41594-021-00651-0. ISSN 1545-9985.
  3. ^ “An emerging antiviral takes aim at COVID-19”. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “Emails offer look into whistleblower charges of cronyism behind potential COVID-19 drug”. Science. ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Merck pushes ahead on COVID-19 treatment, vaccines”. ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ Clinical trial number NCT04575584 for "Efficacy and Safety of Molnupiravir (MK-4482) in Hospitalized Adult Participants With COVID-19 (MK-4482-001)" at ClinicalTrials.gov
  7. ^ Division, News (17 tháng 6 năm 2021). “Biden Administration to Invest $3 Billion from American Rescue Plan as Part of COVID-19 Antiviral Development Strategy”. HHS.gov (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Zimmer, Carl (ngày 17 tháng 6 năm 2021). “A Pill to Treat Covid-19? The U.S. Is Betting on It”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.