Bước tới nội dung

Perovskit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Perovskit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật oxide
Công thức hóa họcCaTiO3
Hệ tinh thểTrực thoi (2/m 2/m 2/m) nhóm không gian: P nma
Nhận dạng
Phân tử gam135,96
MàuĐen, nâu đỏ, vàng cam, vàng nhạt
Dạng thường tinh thểGiả hình lập phương
Song tinhSong tinh xuyên cắt phức tạp
Cát khaiHoàn toàn theo [100], [010], [001]
Vết vỡVỏ sò
Độ cứng Mohs5 - 5,5
ÁnhAdamantin đến kim loại; có thể tối
Màu vết vạchTrắng xám
Tính trong mờTrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng3,98–4,26
Thuộc tính quangHai trục (+)
Chiết suấta=2,3, b=2,34, g=2,38
Các đặc điểm khácKhông phóng xạ, không từ tính
Tham chiếu[1][2]

Perovskitkhoáng vật calci ti tan oxide thuộc nhóm calci titanat có công thức hóa họcCaTiO3.

Khoáng vật này do Gustav Rose phát hiện năm 1839 ở vùng núi Ural của Nga và được đặt theo tên nhà khoáng vật học người Nga L. A. Perovski (1792-1856).[1]

Nó mang tên của lớp hợp chất có cùng cấu trúc tinh thể là CaTiO3 (XIIA2+VIIB4+X2-3) hay cấu trúc perovskite[3].

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Perovskit được tìm thấy trong các đá skarn cacbonat biến chất tiếp xúcMagnet Cove, Arkansas. Nó có mặt trong các khối đá vôi biến bị thay thế bị thải ra từ núi Vesuvius, trong cloritschist tannúi UranThụy Sĩ.[4] Nó còn được tìm thấy ở dạng khoáng vật nguyên thủy trong các đá mácma mafic và kiềm, nepheline syenit, melilitit, kimberlit và hiếm gặp trong cacbonatit. Perovskit là khoáng vật phổ biến trong hỗn hợp giàu Ca-Al được tìm thấy trong một số thiên thạch chondrit.[2]

Một biến thể chứa đất hiếmknopite, (Ca,Ce,Na)(Ti,Fe)O3) được tìm thấy trong các đá xâm nhập kiềm ở bán đảo Kola và gần Alnö, Thụy Điển. Một biến chể chứa niobidysanalyt, có mặt trong đá vôi biến chất tiếp xúc ở Baden, Đức.[4][5][6][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b http://webmineral.com/data/Perovskite.shtml Webmineral data
  2. ^ a b http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/perovskite.pdf Handbook of Mineralogy
  3. ^ Wenk, Hans-Rudolf; Bulakh, Andrei (2004). Minerals: Their Constitution and Origin. New York, NY: Cambridge University Press. ISBN 978-0521529587.
  4. ^ a b Palache, Charles, Harry Berman và Clifford Frondel, 1944, Dana's System of Mineralogy Quyển. 1, Wiley, tái bản lần thứ 7, tr. 733
  5. ^ Deer, Howie and Zussman, An Introduction to the Rock Forming Minerals Longman 1966, ISBN 0582442109
  6. ^ “knopite”. Mindat. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  7. ^ “dysanalyte”. Mindat. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.