Bước tới nội dung

Rugila

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Rugila (? - 434),[1] là một lãnh chúa vốn là một nhân tố chính trong chiến thắng đầu tiên của người Hung trước Đế quốc La Mã. Ông còn đóng vai trò như là một tiền thân quan trọng để cho Attila gầy dựng cơ nghiệp vào thế kỷ 5.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu Rugila cai trị cùng với anh trai của mình là Octar (Optar) đã mất vào khoảng năm 430 trong một chiến dịch quân sự chống lại người Bourgogne.[2] Năm 432, Rugila được nhắc đến như là người cai trị duy nhất của người Hung.[3] Vào thời điểm đó, Aëtius đã mất hết mọi chức vụ và tài sản đành trốn đến chỗ người Hung ẩn náu. Với sự giúp đỡ của họ mà ông lại được triều đình phục chức một lần nữa. Ít lâu sau, khi một số bộ tộc trước đây bị người Hung khuất phục đã chạy trốn đến lãnh thổ Đông La Mã, Rugila yêu cầu họ đầu hàng thông qua viên công sứ Esla của mình và đe dọa chiến tranh nếu họ từ chối.

Tiếp đó ông mang quân xâm lược xứ Thracia vào khoảng năm 421-422 và 434. Nhân dịp đầu tiên ông đã buộc Constantinopolis đổi lấy sự rút quân của mình bằng cách hứa hẹn một khoản tiền chuộc hàng năm là 350 pound vàng cho mười lăm năm tiếp theo. Năm 434 Rugila dự định lên kế hoạch viễn chinh Balkan nhân cơ hội một lượng lớn quân đội La Mã đã rút khỏi vùng này để bảo vệ Carthage trước sự xâm lấn của người Vandal, nhưng cái chết sớm của ông kết thúc cuộc phiêu lưu đó.

Cái chết của Rugila là do bị "sét đánh" và đám tàn quân Hung theo như báo cáo đã phải bỏ mạng do mắc chứng dịch hạch.[4][5] Sau khi ông chết, AttilaBleda, con trai của người anh trai Mundzuk (Mundiuch), đã trở thành người đồng cai trị các bộ lạc Hung thống nhất.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiếng Hy Lạp gọi là Rougas[6] (Ρούγας) và Roilas[6] (΄Ρωίλας). Cách viết phổ biến khác bao gồm RuaRuga.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lee, A.D. (2013) From Rome to Byzantium AD 363 to 565: The Transformation of Ancient Rome. Edinburgh: Edinburgh University Press, pp. 118-119. ISBN 9780748627912
  2. ^ Maenchen_Helfen, Otto. The world of the Huns: studies in their history and culture. University of California Press, 1973. tr. 82.
  3. ^ Maenchen_Helfen, Otto. The world of the Huns: studies in their history and culture. University of California Press, 1973. tr. 87.
  4. ^ NPNF2-02. Socrates and Sozomenus Ecclesiastical Histories Chapter XLIII.—Calamities of the Barbarians who had been the Usurper John’s Allies. Christian Classics Ethereal Library
  5. ^ The Ecclesiastical History of Theodoret, Book V. Chapter XXXVI.—Of the removal of the remains of John and of the faith of Theodosius and his sisters.
  6. ^ a b George Sale; George Psalmanazar; Archibald Bower (1748). An Universal history, from the earliest account of time. George Shelvocke, John Campbell, John Swinton. Printed for T. Osborne. tr. 215–.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ Denis Sinor (ngày 1 tháng 3 năm 1990). The Cambridge History of Early Inner Asia. Cambridge University Press. tr. 187–. ISBN 978-0-521-24304-9.
Tiền nhiệm:
Octar
Vua người Hung
432–434
Kế nhiệm:
Đồng cai trị
Attila & Bleda