Bước tới nội dung

Sắt(II) fluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sắt(II) fluoride
Tên khácSắt đifluoride
Ferơ fluoride
Ferrum(II) fluoride
Ferrum đifluoride
Nhận dạng
Số CAS7789-28-8
PubChem522690
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Fe+2].[F-].[F-]

InChI
đầy đủ
  • 1/2FH.Fe/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider74215
UNIINP4W87HLVO
Thuộc tính
Công thức phân tửFeF2
Khối lượng mol93,8438 g/mol (khan)
165,90492 g/mol (4 nước)
Bề ngoàitinh thể trong suốt không màu[1]
Khối lượng riêng4,09 g/cm³ (khan)
2,20 g/cm³ (4 nước)
Điểm nóng chảy 970 °C (1.240 K; 1.780 °F) (khan)
100 °C (212 °F; 373 K) (4 nước)[2]
Điểm sôi 1.100 °C (1.370 K; 2.010 °F) (khan)
Độ hòa tan trong nước165 mg/100 mL
Độ hòa tankhông tan trong etanol, ete;
hòa tan trong axit flohydric
MagSus+9500,0·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Sắt(II) fluoride (tên gọi khác: ferơ fluoride) là một hợp chất vô cơ với công thức phân tử FeF2. Hợp chất này thường được biết đến dưới dạng ngậm nước FeF2·4H2O, và thường được gọi bằng cùng tên. Các dạng khan và hydrat hóa tồn tại dưới dạng chất rắn kết tinh trắng.[1][3]

Phòng tránh tai nạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi thí nghiệm với hóa chất này, cần đeo thiết bị hô hấp và bảo vệ thích hợp. Nên để thoáng gió nơi sử dụng. Không hút bụi, khói do hóa chất phản ứng.[4]

Không được để hóa chất tiếp xúc vào mắt hoặc da và cần cẩn thận phòng cháy, loại bỏ các nguồn khả năng gây cháy.[4]

Để bào vệ môi trường và tránh tai nạn đáng tiếc: Không được đổ thẳng vào cống hoặc thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên.[4]

Xử lý và bảo quản

[sửa | sửa mã nguồn]

Xử lý hóa chất trong một quy trình kín, hạn chế tạo ra bụi và tránh hít bụi hoặc khói. Cung cấp thông gió đầy đủ nếu bụi được tạo ra.[4]

Rửa sạch thân thể cách kỹ lưỡng trước khi ăn hoặc hút thuốc.[4]

Lưu trữ ở nơi khô mát, niêm phong trong các thùng chứa được dán nhãn cẩn thận. Bảo vệ sắt(II) fluoride khỏi độ ẩm, cần để xa các chất oxy hóa hoặc axit.[4]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

FeF2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như FeF2·0,5NH3·H2O[5], FeF2·NH3·H2O[6] hay FeF2·5NH3·H2O[7] đều là tinh thể xám nhạt.

FeF2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như FeF2·2N2H4 là chất rắn màu xám lục.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Penfold, B. R.; Taylor, M. R. (1960). “The crystal structure of a disordered form of iron(II) fluoride tetrahydrate”. Acta Crystallographica. 13: 953–956. doi:10.1107/S0365110X60002302.
  2. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  3. ^ Dale L. Perry (1995), "Handbook of Inorganic Compounds", page 167. CRC Press. ISBN 9780849386718
  4. ^ a b c d e f Iron Fluoride
  5. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang B 92 – [1]. Truy cập 13 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Flussäure, kieselflussäure und deren metallsalze: eigenschaften, herstellung, und verwendung (Oscar Kausch; F. Enke, 1936), trang 193 – [2]. Truy cập 29 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ The chemistry of fluorine and its inorganic compounds, Tập 2 (Iosif Grigorʾevich Ryss; State Pub. House for Scientific, Technical and Chemical Literature, 1956), trang 656 – [3]. Truy cập 29 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ P. Glavič, J. Slivnik, A. BoleREACTIONS OF IRON FLUORIDES WITH HYDRAZINE – Tháng 3 năm 1981. doi:10.1002/chin.198110040.